Hổ trợ trực tuyến
cachnhietvn.com
Mr. Hòa    090 636 1039
cachnhietvn.com
Ms.Thương    0936 030 079
cachnhietvn.com
Zalo MQ    0903 973 577
Chi tiết
Phân loại vật liệu cách nhiệt
Vật liệu cách nhiệt thường được phân loại dựa theo các đặc điểm: hình dạng bên ngoài, cấu trúc, loại nguyên vật liệu ban đầu, khối lượng thể tích, độ cứng (biến dạng tương đối khi bị ép), độ dẫn nhiệt, tính cháy, v.v...

Vật liệu cách nhiệt hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại và thường được phân biệt dựa theo các đặc điểm như: hình dạng bề mặt, cấu trúc bên trong, loại nguyên vật liệu sản xuất ban đầu, khối lượng thể tích, độ biến dạng khi chịu nén, độ dẫn nhiệt, tính cháy. Ở phần này chúng ta phân biệt vật liệu theo hình dạng bên ngoài.

1. Phân biệt các vật liệu cách nhiệt theo hình dáng bên ngoài:

Theo hình dạng bên ngoài vật liệu cách nhiệt được chia thành: 

  • Vật liệu cách nhiệt dạng kiện ( khối, tấm,cuộn ) thường là sản phẩm dạng tấm, cuộn, ống ( bông sợi khoáng, bông ceramic).
  • Vật liệu cách nhiệt dạng dây thừng, đệm ( dây thừng cách nhiệt).
  • Vật liệu cách nhiệt dạng xốp rời ( bông ceramic dạng rời, bông thủy tinh dạng rời).

a. Vật liệu cách nhiệt dạng tấm.

Phổ biến nhất là vật liệu cách nhiệt cứng dạng tấm có chiều dài 1m - 1m2, chiều rộng khoảng 0.5m và chiều dày 5 - 10cm tùy theo tỉ trọng vật liệu. Chiều dày của vật liệu tỉ lệ với trị số nhiệt trở của vật liệu, các tấm có kích thước nhỏ hơn thường được chế tạo từ vật liệu có độ bền thấp.

b. Vật liệu cách nhiệt dạng rời.

Vật liệu dạng rời thường là vật liệu vô cơ, hữu cơ tồn tại dưới dạng bột, bông gòn như: bông sợi gốm ceramic dạng rời (bông gòn cách nhiệt), bông thủy tinh dạng rời, đá perlite cách nhiệt.

các loại vật liệu cách nhiệt

 Hướng dẫn thi công vật liệu cách nhiệt

Khi ở trạng thái khô vật liệu cách nhiệt dạng rời được dùng để chèn lấp các lỗ hỗng của tường nhà, hoặc các khe hở trong máy móc, hoặc cách nhiệt cho trần của tầng ốp mái. Vật liệu vô cơ thường được sử dụng cách nhiệt cho các thiết bị công nghiệp. Ngoài ra trong số vật liệu cách nhiệt dạng rời còn có các hỗn hợp bột dạng vữa dùng để phủ lên các bề mặt có nhiệt độ cao. Hiệu quả cách nhiệt phụ thuộc vào độ ổn định của lớp vật liệu.

c. Vật liệu cách nhiệt dạng kiện.

Vật liệu cách nhiệt dạng kiện thường có hình dạng, kích thước ổn định, thông quá chất kết dính và có chất lượng tốt, độ bền cao và tuổi thọ cao và có hiệu quả cách nhiệt tốt hơn so với các dạng vật liệu khác. Một số vật liệu cách nhiệt dạng kiện như: bông thuỷ tinh, bông khoáng rockwool, bông gốm ceramic.... Những sản phẩm cách nhiệt dạng kiện được chế tạo trên các dây chuyền công nghiệp khép kín, kiểm tra chất lượng và giám sát quy trình nghiêm ngặt.

Thường được dùng để cách nhiệt cho các bề mặt có độ cong nhỏ, hoặc định hình như ống hơi, ống khói, đường ống dẫn nhiệt, các thiết bị có nhiệt độ cao cũng như bề bặt có độ cong lớn như bồn chứa, lò hơi, xilô.

vật liệu cách nhiệt bông sợi gốm ceramic

Trên thực tế, vật liệu cách nhiệt dạng cấu kiện dễ thi công và vận chuyển nhanh hơn so với vật liệu dạng rời, do đó tiết kiệm được chi phí và thời gian thi công mà vẫn đảm bảo được chất lượng cách nhiệt nếu không muốn nói là hơn. Vật liệu dạng cuộn dùng để cách nhiệt cho các chi tiết nhỏ và phức tạp như ống phân nhánh, đồng hồ đo, các khe hở, van. 

2. Phân loại vật liệu cách nhiệt theo cấu trúc bên trong

Theo cấu trúc bên trong vật liệu cách nhiệt được phân loại theo 3 dạng: dạng sợi, dạng hạt và dạng tổ ong.

a. Phổ biến nhất là phân loại vật liệu cách nhiệt theo nguyên vật liệu sản xuất ban đầu.

và cũng là cơ sở đặt tên cho các sản phẩm cách nhiệt. Nhóm vật liệu sản xuất từ bông sợi gốm (ceramic) được sản xuất chế tạo từ đất sét các loại. Vật liệu sợi gỗ được chế tạo từ gỗ vụn thêm phụ gia hóa chất.

  • Bê tông tổ ong thì được sản xuất từ bê tông tổ ong cách nhiệt. Nhóm vật liệu bông sợi khoáng là sản phẩm sản xuất từ bông khoáng, loại này chiếm phần lớn được chế tạo và được sử dụng nhiều nhất trong số vật liệu cách nhiệt.
  • Trên thực tế có một số loại vật liệu cách nhiệt được làm từ cả hai loại vật liệu vô cơ và hữu cơ. Trong đó có thể kể tới ví dụ như Fibrolit, loại này được sản xuất từ xơ gỗ và xi măng, hoặc bông sợi khoáng dạng tấm là sự tổng hợp giữa nhựa tổng hợp và chất kết dính hữu cơ. Các vật liệu cách nhiệt này không có sự phân chia nhóm.
  • Cơ sở duy nhất để phân biệt các loại khác nhau là loại vật liệu ban đầu, và có tính quyết định đến tính chất của vật liệu. Theo đó fibrolit thuộc nhóm vật liệu hữu cơ và ngược lại bông sợi khoáng có chất kết dính nhựa tổng hợp nên thuộc vật liệu vô cơ.

b. Phân loại vật liệu cách nhiệt theo khối lượng thể tích.

Ở trạng thái khô cơ sở xác định mác cho sản phẩm theo bảng sau: 

                           Nhóm vật liệu                       Mác   
Vật liệu cách nhiệt có độ rỗng rất lớn 15, 25, 35, 50, 75
Vật liệu cách nhiệt có độ rỗng lớn 100, 125, 150, 175
Vật liệu cách nhiệt có độ rỗng trung bình 200, 225, 250, 300, 350
Vật liệu cách nhiệt có độ rỗng thấp 400, 450, 500, 600

c. Phân loại vật liệu theo độ cứng.

Gồm các loại : sản phẩm mềm, sản phẩm cứng vừa, cứng, cứng cao và rất cứng: 

Loại sản phẩm Hệ số dẫn nhiệt (25 độ )
W/(m.0C) KCal/(m.0C.h)
Sản phẩm có độ cản nhiệt thấp <0.06 <0.05
Sản phẩm có độ cản nhiệt trung bình 0.06 - 0.115 0.05 - 0.100
Sản phẩm có độ cản nhiệt lớn 0.115 - 0.175 0.100 - 0.15

Trong thực tế, nhiều nơi còn phân biệt vật liệu cách nhiệt theo từng mục đích sử dụng như: vật liệu cách nhiệt dùng trong xây dựng, loại dùng cho ngành công nghiệp, loại vật liệu cấu kiện ứng với sản phẩm có khối lượng thể tích > 750kg/m3 và loại vật liệu thường là vật liệu có thể tích <750kg/m3.

Như vậy chúng ta đã nắm được hết các loại vật liệu cách nhiệt thông qua các cách phân biệt khác nhau. Có rất nhiều loại vật liệu ứng dụng qua cho các trường hợp nhất định, hãy liên lạc với chúng tôi để được tư vấn miễn phí và mua hàng nhanh hơn.

► Xem thêm: bông ceramic cách nhiệt bảo ôn lò

cachnhietvn.com thương hiệu sản phẩm